Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non

Rate this post

Báo cáo thực tập nhân sự xin chia sẻ tới các bạn sinh viên tài liệu về Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non để các bạn làm tài liệu tham khảo và học tập cho mình trong quá trình viết báo cáo thực tập của mình được tốt nhất.

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức, thể kỷ của hội nhập khu vực và quốc tế. Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, chủ trƣơng này đƣợc xuyên suốt trong các Nghị quyết của Đảng, từ Nghị quyết TW 4 khoá VII đến Nghị quyết TW 2 khoá VIII. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Đảng ta khẳng định, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời”. Con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội giáo dục là sự nghiệp “Trồng ngƣời” cũng trên tinh thần nhƣ vậy, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định: “Xuất phát từ nhận thức chăm lo cho con ngƣời, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và toàn dân, chúng ta chủ trƣơng giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hoá, trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt… sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, mọi việc đều phải dựa vào nhân dân”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta khẳng định: “…Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học…”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “Chăm lo phát triển giáo dục Mầm non”, thực hiện “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục Mầm non là một quy luật và là khâu then chốt để thực hiện “Chuẩn hoá”, “Hiện đại hoá”. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta đến năm 2020 là “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”
Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của các cấp đặc biệt là thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, công tác huy động các nguồn lực xã hội trong trƣờng mầm non đã đƣợc đƣợc ngành GD&ĐT tiến hành dƣới nhiều hình thức, xã hội đang đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, các nguồn đầu tƣ cho giáo dục thành phố, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp, gắn kết giáo dục nhà trƣờng với cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, trong những thành tích đã đạt đƣợc, việc huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục nói chung, huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non nói riêng của ngành GD&ĐT thành phố Uông Bí vẫn gặp không ít khó khăn, trở ngại nhƣ: Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, phụ huynh học sinh vẫn chƣa nhận thức đƣợc vị trí, tầm quan trọng của việc huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Hơn nữa không ít quan niệm khác nhau cho rằng nội dung chính của huy động nguồn lực xã hội chỉ là huy động kinh phí trong nhân dân, hoặc cho rằng là để dân lo là chính dẫn đến việc đầu tƣ nguồn lực cho phát triển giáo dục chƣa đƣợc quan tâm thoả đáng. Mặt khác, việc quản lý nhà nƣớc về huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển giáo dục cũng còn thiếu một số biện pháp phù hợp, hiệu quả.
Chính từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo thạc sỹ. Với đề tài này, tôi mong muốn đƣợc góp phần đẩy mạnh sự phát triển toàn diện giáo dục mầm non tại thành phố Uông Bí trong giai đoạn tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non, đề tài đề xuất những biện pháp huy động các nguồn lực xã hội của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục mầm non thành phố Uông Bí trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứu
Công tác huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
+ Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Việc huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua tuy đã đạt đựợc những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, khó khăn. Nếu đề xuất đƣợc những biện pháp phù hợp, khả thi hơn sẽ đẩy mạnh và phát huy tốt hơn nữa việc huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non thành phố Uông Bí trong giai đoạn tới.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tại 12 trƣờng Mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non thành phố Uông Bí trên các mặt cơ bản sau:
– Sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng đối với công tác huy động các nguồn lực xã hội của các trƣờng mầm non trong phát triển giáo mầm non trên địa bàn thành phố Uông Bí.
– Các biện pháp của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Uông Bí trong công tác huy động các nguồn lực xã hội.
– Sự phối hợp của các cơ quan, đoàn thể, các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội trong thành phố để phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Phát hiện cơ sở lý luận về huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển giáo dục. Vai trò của ngành giáo dục và đào tạo, các nhà trƣờng, các lực lƣợng xã hội trong công tác huy động các nguồn lực xã hội.
– Làm rõ thực trạng công tác huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non từ năm 2010-2013.
– Đề xuất một số biện pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Uông Bí giai đoạn 2013 – 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu bằng các phƣơng pháp sau đây:
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu về công tác huy động nguồn lực và huy động nguồn lực trong phát triển giáo dục nhằm xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số liệu nhằm mô tả thực trạng huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trưởng trường mầm non thành phố Uông Bí.
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh nhằm bổ sung cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm về huy động các nguồn lực xã hội của ngành giáo dục mầm non trong phát triển giáo dục mầm non.
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
+ Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học và phần mềm tin học để xử lý số liệu và phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động các nguồn lực trong phát triển giáo dục mầm non.
Chương 2: Thực trạng huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra các bạn tham khảo bài viết: Khái niệm và ý nghĩa phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo