Báo cáo thực tập nhân sự xin chia sẻ tới các bạn sinh viên tài liệu về Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề để các bạn làm tài liệu tham khảo và học tập cho mình trong quá trình viết báo cáo thực tập của mình được tốt nhất.
Xem thêm:
- Khái quát tình hình dạy nghề thành phố Đà Nẵng
- Tình hình và phương hướng phát triển kinh tế xã hội tp Đà Nẵng
- Quản lý, quản lý nhân sự và quản lý dạy nghề
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế (KT) thế giới và ñang bước vào giai ñoạn ñẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện ñại hóa (CNH, HĐH) nên việc nhận thức ñúng vai trò của nhân lực là hết sức quan trọng. Con người là chủ thể, là nhân tố lao ñộng (LĐ) sáng tạo, là yếu tố quyết ñịnh khả năng cạnh tranh của nền KT.
Lý luận ñã chỉ ra rằng chất lượng ñào tạo (ĐT) phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nội dung, chương trình, phương pháp (PP) ĐT, cơ sở vật chất (CSVC), ñội ngũ giáo viên (GV)…. Trong ñó ñội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và GV là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết ñịnh ñến chất lượng ĐT nguồn nhân lực.
Đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) ĐT nói chung, cơ sở dạy nghề (CSDN) nói riêng là một trong những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Một trong những nguyên nhân làm cho giáo dục ñào tạo (GD-ĐT) yếu kém là ít quan tâm ñầu tư phát triển ñội ngũ CBQL.
CBQL nhà trường là lực lượng rất quan trọng trong các trường học. Để hoàn thành nhiệm vụ, ñòi hỏi ñội ngũ CBQL nhà trường phải ñáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực quản lý. Chính vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc ñể xây dựng ñược một hệ thống lý luận, tập hợp ñược các kinh nghiệm về phát triển ñội ngũ CBQL nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển ñội ngũ CBQL ngày càng tốt hơn.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên ñây, chúng tôi chọn nghiên cứu ñề tài: “Biện pháp phát triển ñội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề trên ñịa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai ñoạn hiện nay”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất biện pháp phát triển ñội ngũ CBQL các CSDN theo hướng cân ñối về số lượng, ñảm bảo chất lượng và ñồng bộ về cơ cấu.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
– Khách thể nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hầu hết các CSDN mới hình thành nên ñội ngũ CBQL vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn, năng lực quản lý còn hạn chế, cơ cấu ñội ngũ thiếu cân ñối. Công tác quản lý ở các CSDN sẽ trở nên khoa học và ñạt hiệu quả cao hơn nếu áp dụng ñồng bộ các biện pháp: chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, bảo ñảm ñủ về số lượng, ñồng bộ về cơ cấu ñội ngũ và ñảm bảo các ñiều kiện cho sự phát triển của ñội ngũ CBQL.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ñội ngũ CBQL các CSDN.
b) Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý ñội ngũ CBQL các CSDN trên địa bàn về tuyển dụng nhân sự
c) Đề xuất biện pháp phát triển ñội ngũ CBQL các CSDN trên ñịa bàn; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài là tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác phát triển ñội ngũ CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường dạy nghề (TDN), giám ñốc, phó giám ñốc các trung tâm dạy nghề (TTDN) giai ñoạn 2007- 2009 thuộc chức năng quản lý của Sở LĐ-TB&XH TPĐN.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp thống kê toán học
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1 – Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các CSDN
Chương 2 – Thực trạng đội ngũ CBQL các CSDN trên địa bàn TPĐN
Chương 3 – Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các CSDN trên địa bàn TPĐN
Ngoài ra các bạn tham khảo bài viết: Cơ sở lí luận về huy động nguồn lực phát triển giáo dục mầm non