Báo cáo thực tập nhân sự xin chia sẻ tới các bạn sinh viên tài liệu về Cơ sở lí luận về huy động nguồn lực phát triển giáo dục mầm non để các bạn làm tài liệu tham khảo và học tập cho mình trong quá trình viết báo cáo thực tập của mình được tốt nhất.
Xem thêm:
- Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề
- Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non
- Khái niệm và ý nghĩa phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức
Chức năng đầu tiên, chức năng nguyên thuỷ của giáo dục là xã hội hoá – huy dộng nguồn lực, ứng với mỗi giai đoạn phát triển, mối quan hệ hai chiều giáo dục – xã hội thúc đẩy nhau cùng phát triển, trong phát triển giáo dục xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX trong những bài giảng về “giáo dục, đạo đức và xã hội của Emile Durkheim tại Sorbonne ở Pari từ năm 1902-1903 và đƣợc tìm thấy trong hệ thống các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học, nhà văn hoá, nhà sƣ phạm các nƣớc:

– T.Hussen: Giáo dục năm 2000. Những xu hướng hiện nay phát triển giáo dục – 1983.
– Lobrat sov: Giáo dục ngƣỡng cửa XXI-1984.
– Các công trình nghiên cứu tại Hội nghị Zomtien- 1990 tại Thái Lan với 150 nƣớc tham gia về “Giáo dục cho mọi ngƣời” đã đề nghị một cách nhìn mới, nhấn mạnh vào kỹ năng và khuyến khích tổ chức những hệ thống giáo dục đa dạng, mềm dẻo, kết hợp giáo dục nhà trƣờng với giáo dục ngoài nhà trƣờng, giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, giáo dục từ xa; tổ chức các trƣờng công lập và ngoài công lập…
Ở Việt Nam, quản trị nguồn nhân lực huy động nguồn lực trong phát triển giáo dục đã có nguồn gốc lâu đời và trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: Truyền thống hiếu học và tôn sƣ trọng đạo. Từ thời phong kiến, các loại trƣờng đƣợc mở, việc học hành đều do gia đình, làng xóm, cộng đồng chăm lo, việc đóng góp phần lớn do lòng dân tự nguyện.
Nƣớc ta từ những ngày đầu của nƣớc Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra“Lời kêu gọi chống nạn thất học”. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch cả nƣớc đã trở thành một xã hội học tập, tiêu biểu, sôi động nhất đó là phong trào bình dân học vụ… Tƣ tƣởng giáo dục “Ai cũng được học hành” của Hồ Chủ Tịch đã thực sự đi vào cuộc sống.
Với tầm quan trọng nhƣ vậy, ngày nay giáo dục luôn đƣợc coi là quốc sách hàng đầu của nhiều Quốc gia trên thế giới. Việc quan tâm, đầu tƣ, huy động mọi nguồn lực và mọi điều kiện cho phát triển giáo dục là sách lƣợc lâu dài của nhiều quốc gia. Mặc dù bản chất của giáo dục ở các nƣớc có khác nhau nhƣng đều cho thấy huy động nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục là cách làm phổ biến, kể cả những nƣớc có nền công nghiệp hiện đại – kinh tế phát triển cao.
Từ thách thức đó đòi hỏi sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới cách nhìn nhận về vị trí vai trò của mình trong công cuộc đổi mới đất nƣớc. Việc “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân cùng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc phòng toàn dân dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc” đã trở nên vô cùng bức thiết.
Từ Nghị quyết TW 4 khoá IX Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”[12, tr89]
Chƣơng II, hệ thống giáo dục quốc dân Điều 21, 22 Luật giáo dục năm 2005 của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ “Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Hội nghị của Thủ tƣớng Chính phủ (25/6/2002) bàn về phát triển giáo dục Mầm non theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khoá VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã một lần nữa khẳng định: Giáo dục Mầm non là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non là ngành học thể hiện tính xã hội hoá cao hơn hết. Giáo dục Mầm non thể hiện sinh động nguyên tắc Nhà nƣớc, xã hội và nhân dân cùng làm. Để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp phát triển giáo dục Mầm non, Thủ tƣớng Chính phủ đã tổ chức hội nghị bàn về công tác giáo dục Mầm non. Hội nghị đã đề ra các giải pháp cơ bản, trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục đẩy mạnh biện pháp xã hội hoá sự nghiệp giáo dục Mầm non; đa dạng hoá các loại hình giáo dục Mầm non, kiến nghị cần có chính sách để đầu tƣ cho giáo dục Mầm non; Ban hành Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giáo dục Mầm non.
Hiện nay chƣa có các công trình nghiên cứu riêng về huy động nguồn lực phát triển giáo dục mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan nhƣ:
Giáo sƣ Phạm Minh Hạc có các công trình nghiên cứu: Xã hội hoá giáo dục-1997; Giáo dục Việt Nam trƣớc ngƣỡng cửa của thế kỷ XXI-1997; Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá- 2002.
Giáo sƣ Phạm Tất Dong: Xây dựng và phát triển xã hội học tập – 2002; Phát triển giáo dục hƣớng tới một xã hội học tập – 2012…
Vì vậy, các công trình nghiên cứu liên quan trên là cơ sở để ngành Giáo dục và Đào tạo Uông Bí nghiên cứu, lựa chọn, vận dụng để triển khai thực hiện huy động nguồn lực trong phát triển giáo dục mầm non một cách hiệu quả.
Ngoài ra các bạn tham khảo bài viết: Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non