Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo trong báo cáo thực tập

Rate this post
Chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn sinh viên Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo trong báo cáo thực tập
a. Trích dẫn trực tiếp
– Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn:
Nguyễn văn Q (2008): “Tổ chức, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả”
– Nếu nhiều tác giả:
Nguyễn văn Q, Huỳnh thị A C (2008): “Thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước”
– Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể
“Du lịch là ngành công nghiệp không khói” (Tổng quan du lịch, 2008, nhà xuất bản, trang)
b. Trích dẫn gián tiếp
– Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn.
“Thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước” (Nguyễn Văn A, 2010)
– Hoặc nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC.
“Du lịch là ngành công nghiệp không khói” (Nguyễn Văn A, Trần Thị B, Tôn Thị F, 2010)
c. Quy định về trích dẫn
– Khi trích dẫn cần:
+ Trích có chọn lọc.
+ Không trích (chép) liên tục và tất cả.
+ Không tập trung vào một tài liệu.
+ Trước và sau khi trích phải có chính kiến của mình.
– Yêu cầu:
+ Các nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác
+ Câu trích, đọan trích để trong ngoặc kép và “in nghiêng”
+ Qua dòng, hai chấm (:), trích thơ, không cần “…”
+ Tất cả trích dẫn đều có CHÚ THÍCH chính xác đến số trang
– Chú thích các trích dẫn từ văn bản: để trong ngoặc vuông, ví dụ [15, 177] nghĩa là: trích dẫn từ trang 177 của tài liệu số 15 trong thư mục tài liệu tham khảo của báo cáo thực tập TN.
– Chú thích các trích dẫn phi văn bản, không có trong thư mục tài liệu tham khảo, đánh số 1, 2, 3 và chú thích ngay dưới trang (kiểu Footnote).
– Lời chú thích có dung lượng lớn: đánh số 1, 2, 3 và đưa xuống cuối Báo cáo thực tập TN sau KẾT LUẬN.
Ví dụ về trích dẫn và chú thích trích dẫn:
Du lịch được định nghĩa như là “việc mọi người đi ra nước ngoài trong khoảng thời gian trên 24 giờ”[23; 63] Van Sliepen đã định nghĩa du lịch chữa bệnh như sau: (1) ở xa nhà; (2) động cơ quan trọng nhất là sức khoẻ và (3) thực hiện trong một môi trường thư thái. [14; 151] 3.4 Hướng dẫn trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo
a. Trình bày tài liệu tham khảo
– Sách: Tên tác giả (Năm xuất bản). Tên sách. Tên nhà xuất bản. Nơi xuất bản
Ví dụ: Nguyễn Văn C (2008). Bàn về bản sắc văn hoá Việt Nam. Giáo dục.
– Bài viết in trong sách hoặc bài báo in trong các tạp chí: Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài báo”. Tên tạp chí. Số tạp chí.
Ví dụ: Nguyễn Văn D (2009). “Du lịch văn hoá ở Việt Nam”. Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. NXB Thống kê.
Trịnh Lê A và Giang Xuân H (2010), “Tiếp cận loại hình du lịch thể thao – mạo hiểm”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.
– Tham khảo điện tử: Tên tác giả (Năm xuất bản). “Tên bài viết”. Tên website. Ngày tháng.
Ví dụ: Như “Tiềm năng du lịch thể thao và mạo hiểm Việt Nam”, trang web: www……vn, 19/12/2008.
– Các văn bản hành chính nhà nước: Ví dụ: Quốc hội…, Luật Doanh nghiệp số…
b. Sắp xếp tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo các thông lệ sau:
– Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn từ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.
– Tài liệu tham khảo phân theo các phần như sau: báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực
* Các văn bản hành chính nhà nước
* Sách tiếng Việt
* Sách tiếng nước ngoài
* Báo, tạp chí
* Các trang web
* Các tài liệu gốc của cơ quan thực tập
– Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ:
* Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
* Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ
* Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Nhà xuất bản giáo dục xếp vào vần N, Bộ Giáo Dục và Đào tạo xếp vào vần B v.v…
* Nếu tài liệu chưa công bố ghi (Tài liệu chưa công bố); nếu tài liệu nội bộ, ghi (Lưu hành nội bộ)
* Sắp xếp thứ tự theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả, nếu chữ cái thứ nhất giống nhau thì phân biệt theo chữ cái tiếp theo, nếu trùng chữ cái thì phân biệt theo vần, trùng vần thì phân biệt theo dấu thanh: không – huyền – sắc – hỏi – ngã – nặng.
* Tài liệu nước ngoài ít thì xếp chung, nhiều thì xếp thành mục riêng: Tài liệu trong nước, tài liệu nước ngoài
* Có thể xếp chung sách và báo hoặc xếp riêng: I. Sách; II. Báo; III. Tài liệu khác.
* Nhiều người thì ghi: Nhiều tác giả, Nhiều soạn giả, Nhiều dịch giả, xếp theo chữ cái G.
* Nhiều tác giả nhưng có chủ nhiệm, chủ biên thì ghi tên của chủ nhiệm, chủ biên
* Nếu xếp chung tài liệu Việt Nam và nước ngòai thì điều chỉnh theo trật tự chung
* Tên cơ quan, địa phương: sử dụng chữ cuối cùng làm tên tác giả, ví dụ: Tỉnh Lâm Đồng, Viện Dân tộc học, … để xếp theo chữ cái Đ, H.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo