Hướng dẫn viết báo cáo thực tập và luận văn tốt nghiệp

Rate this post
Chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn sinh viên Hướng dẫn viết báo cáo thực tập và luận văn tốt nghiệp để các bạn tham khảo
I. Nội dung báo cáo thực tập
Bìa (xem trang bên)
Lời nói đầu
– Nêu mục đích và sự cần thiết của việc đi thực tập
– Nêu khái quát những nội dung chính sẽ được đề cập trong báo cáo thực tập;
Chương 1 – Tổng quan về doanh nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
– Tên doanh nghiệp, trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty, xí nghiệp trực thuộc…; ngày thành lập, quyết định thành lập; các mốc lịch sử (sáp nhập, chuyển đổi loại hình công ty, bổ sung ngành nghề,…); những thành tích được ghi nhận (huân chương, giải thưởng,…).
2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
– Ngành nghề đăng ký kinh doanh, lĩnh vực hoạt động chính.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
– Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
– Chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng ban;
Chương 2 – Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp
I. Đặc điểm các nguồn lực của doanh nghiệp
1. Vốn
– Phân loại vốn theo các tiêu chí khác nhau (xem biểu 1); phân tích: sự biến động của tổng vốn, của từng loại vốn; cơ cấu vốn như vậy đã hợp lý chưa; khả năng tự chủ về tài chính, khả năng thanh toán (ngắn hạn, nhanh, tức thời), tình hình thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
2. Nhân lực
– Phân loại lực lượng lao động theo các tiêu chí khác nhau (xem biểu 2); thống kê số lượng lao động đối với từng bậc thợ, bậc thợ bình quân; phân tích: cơ cấu lao động như vậy đã hợp lý chưa, điểm mạnh, điểm yếu của lực lượng lao động; ảnh hưởng của trình độ người lao động tới năng suất lao động, tới kết quả sản xuất kinh doanh…
3. Máy móc thiết bị
– Liệt kê các loại máy móc, thiết bị của doanh nghiệp; số lượng, năm sản xuất, giá trị còn lại; tỷ lệ lắp đặt số thiết bị hiện có, tỷ lệ sử dụng số thiết bị đã lắp đặt, tỷ lệ sử dụng số thiết bị hiện có.
– Quy trình sản xuất, quy trình công nghệ
4. Đặc điểm về sản phẩm: Quy cách, chủng loại
5. Tình hình các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
– Nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm theo các tiêu chí: mặt hàng, khách hàng, khu vực địa lý,
– Quản lý vật tư.
– Duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO.
– Lập kế hoạch sản xuất, chiến lược kinh doanh,…
Chương 3 – Kết quả hoạt động SXKD và phương hướng phát triển trong tương lai
I. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(Xem biểu 3)
– Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ những số liệu, tư liệu thu thập được trong quá trình thực tập. Cần tránh mô tả lại số liệu trong biểu. Rút ra những đánh giá, nhận xét qua phân tích; tìm hiểu nguyên nhân gây ra những bất thường trong kết quả sản xuất kinh doanh (như doanh thu, lợi nhuận giảm, chi phí tăng đột biến,…).
– Báo cáo phải kèm theo 3 bảng xin của doanh nghiệp:
– Bảng cân đối kế toán (bắt buộc)
– Bảng kết quả hoạt động SXKD (bắt buộc)
– Bảng lưu chuyển tiền tệ (nếu có)
II. Phương hướng phát triển
1. Phương hướng
2. Kế hoạch phát triển trong 5 năm về các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập, nộp ngân sách,
Kết luận
– Tổng kết lại những nội dung chính đã viết trong báo cáo.
Tài liệu tham khảo
– Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng nước:
­ Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ;
­ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ;
­ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng Công ty Giấy Việt Nam xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B,…
– Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
­ tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành
­ (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
­ tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
­ nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
­ nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
Ví dụ
1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Công nghiệp (1997), Dự án quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010, Hà Nội.
3. Hiệp hội Giấy Việt Nam (2001), Báo cáo tổng kết hoạt động của Hiệp hội giai đoạn 1996 – 2000, Hà Nội.
4. Ngô Thị Hoài Lam (Chủ biên) (1998), Chiến lược và chính sách công nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Charles W.L. Hill và Gareth R. Jones (1995), Quản trị chiến lược, Tài liệu dịch từ tiếng Anh, Washington.
6. Nhà xuất bản Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2000, 2001, 2002 và 2003, Hà Nội.
7. Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 và 2004, Hà Nội.
8. Vũ Huy Từ (Chủ biên) (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (2001), Báo cáo hội nghị kỹ thuật – nghiên cứu và đầu tư phát triển 5 năm 2001 – 2005, Hà Nội.
10. Website http://www.vneconomy.com.vn
Phương pháp trình bày
– Cần có sơ đồ, bảng, biểu (hình cột, hình bánh, đồ thị,…).
Hình thức
– Trình bày sạch đẹp, không có lỗi chính tả, lỗi chế bản. In vi tính nộp giảng viên hướng dẫn. Sau khi giảng viên đã sửa, in lại, đóng bìa mềm (nhựa). Báo cáo thực tập ( đính kèm bản chứng nhận thực tập có nhận xét, đánh giá của nơi thực tập, có chữ ký và con dấu của cơ quan) nộp cho giảng viên hướng dẫn theo đúng kế hoạch. Tài liệu sưu tầm được tại nơi thực tập nộp cho giảng viên hướng dẫn thực tập.

Nội dung:
Nghiêm cấm sao chép báo cáo và luận văn tốt nghiệp. Tuyệt đối không có hiện tượng “Đầu Ngô, mình Sở”. Luận văn phải phản ánh về một vấn đề nào đó tại doanh nghiệp đã thực tập. Phải đảm báo tính logic và khoa học.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo