Khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO

Rate this post

Chào các bạn sinh viên đang chuẩn bị làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên đề tốt nghiệp, báo cáo thực tập ngành Quản trị nhân sự

Bài viết dưới đây mình giới thiệu và chia sẻ đến các bạn sinh viên Khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO. Các bạn cùng nhau tham khảo nhé. Nếu thấy bài viết hay, các bạn hãy chia sẻ đến với bạn bè của mình nha. Ngoài ra các bạn sinh viên nào chưa có đề tài để viết bài chuyên đề tốt nghiệp, hoặc chưa xây dựng được đề cương, các bạn hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp qua Zalo 0909 232 620 để được tư vấn và hỗ trợ viết bài nhé.

Các bạn sinh viên nào không có thời gian hoàn thiện bài, không rành các kĩ năng về máy tính như soạn thảo văn bản, excel,…Liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp qua Zalo 0909 232 620 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

KHÁI NIỆM NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC,  PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO

1.1.1. Nhân lực

  •           Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát tiển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động [1]. Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm thể lực và trí lực [8].
  •           Thể lực chỉ sức lực của con người, trí lực là năng lực trí tuệ. Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn tùy thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính… Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… của từng con người.
  •           Nhân lực được hiểu là sức mạnh của lực lượng lao động, sức mạnh của đội ngũ lao động, sức mạnh của cán bộ, công chức trong tổ chức. Sức mạnh đó phải được kết hợp của các loại người lao động và của các nhóm yếu tố: sức khỏe, trình độ, tâm lý và khả năng cố gắng.
  •           Nhân lực của một tổ chức là toàn bộ những khả năng lao động mà tổ chức cần và huy động cho việc thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của tổ chức.
  •           Nhân lực còn gọi là lao động sống, là một đầu vào độc lập có vai trò quyết định các đầu vào khác của quá trình hoạt động của tổ chức.
  •           Từ những vấn đề trên, có thể hiểu khái niệm nhân lực như sau:
  •           Nhân lực hiểu một cách khái quát là sức người. Cụ thể hơn, nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, nằm trong mỗi con người và cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người. Nhờ sức lực đó phát triển đến mức độ cần thiết, con người tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, tôn giáo, chính trị, văn hóa, xã hội…

XEM THÊM VÀ THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

1.1.2. Nguồn nhân lực

  •           Nguồn nhân lực được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh, do đó có nhiều khái niệm khác nhau. Nguồn nhân lực được hiểu như là nguồn lực của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực là tổng thể nguồn lực từng cá nhân con người. Với tư cách là nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định [1].
  •           Theo cách tiếp cận của Liên hợp quốc, nguồn nhân lực lầ tất cả các kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  •           Nguồn nhân lực cơ bản của mỗi quốc gia là tổng thể tiềm năng lao động của con người. Theo Begg, Fircher và Dornbush, khác với nguồn lực vật chất khác, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn nhân lực là con người lao động có nhân cách (có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và hoạt động xã hội, có phẩm chất tâm lý như động cơ, thái độ ứng xử với các tình huống trong cuộc sống), có khả năng tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp và vốn sống.
  •           Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi như những năm bắt đầu công cuộc đổi mới. Điều này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực. Theo GS. VS. Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là dân số và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của con người lao động. Nó là tổng thể nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế – xã hội của một số quốc gia hay địa phương nào đó” [6].
  •           Nguồn nhân lực là khái nệm có nội hàm phong phú hơn khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần (phẩm chất đạo đức, trình độ, tri thức, học vấn, nghề nghiệp…) tạo thành năng lực của con người (cá nhân và cộng đồng) với tư cách chủ thể hoạt động có thể huy động, khai thác để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nguồn nhân lực nói lên tiềm năng của con người cả về lượng (quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, phân bố dân cư…) và chất (tổng hợp những đặc trưng về thể lực, trí lực, tay nghề, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức…) có thể huy động, khai thác để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  •           Theo PGS. TS Nguyễn Tiệp, với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực,  khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội. Với tư cách là khả năng đảm đương lao động chính của xã hội thì nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
  •           Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân, nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực [8].
  •           Xét về tổng thể, nguồn nhân lực là tiềm năng lao động của con người trên các mặt số lượng, cớ cấu (ngành nghề, trình độ đào tạo, cơ cấu vùng miền, cơ cấu ngành kinh tế) và chất lượng, bao gồm phẩm chất và năng lực (trí lực, tâm lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành và năng lực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và thị trường lao động quốc tế.

 1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực

  •           Các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực. Theo UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization – Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc) và một số nhà kinh tế sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp là sự phát triển kỹ năng lao động và sự đáp ứng yêu cầu của việc làm. Theo ILO (International Labour Oganization – Tổ chức lao động Quốc tế) cho rằng, phải hiểu phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng hơn, không chỉ là sự lành nghề của dân cư hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn là phát triển năng lực đó của con người để tiến tới có việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Theo Liên hợp quốc thì khái niệm phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống [3].
  •           Theo Christian Batal thì phát triển nguồn nhân lực là phát triển về năng lực và động cơ (theo cách hiểu ngày nay) là một khái niệm mới, dần thay thế khái niệm “nghiệp vụ chuyên môn”. Trong khi khái niệm “nghiệp vụ chuyên môn” tương đối “tĩnh” và mang tính tập thể, thì khái niệm năng lực mang tính linh hoạt hơn, là một công cụ sắc bén, nó phù hợp hơn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong một thế giới việc làm luôn biến động. Năng lực, xét theo phạm trù thường dùng nhất, năng lực làm việc tương ứng với “kiến thức”, “kỹ năng” và “hành vi thái độ” cần huy động để có thể thực hiện đúng đắn các hoạt động riêng của từng vị trí làm việc.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập. Chúng mình sẽ đồng hành với các bạn nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình viết bài khóa luận, báo cáo nhé.

Liên hệ với dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp qua Zalo 0909 232 620  nhé

Contact Me on Zalo