Khái niệm tạo động lực theo B. Evgrafoff – Chuyên đề tốt nghiệp nhân sự

Rate this post

Khái niệm tạo động lực theo B. Evgrafoff Doanh nghiệp có 4 chức năng: chức năng quản lý, chức năng phân phối, chức năng sản xuất, chức năng hậu cần, trong đó chức năng quản lý là tập hợp,…

Khái niệm tạo động lực theo B. Evgrafoff – Chuyên đề tốt nghiệp nhân sự

Theo B. Evgrafoff, “Doanh nghiệp có 4 chức năng: chức năng quản lý,
chức năng phân phối, chức năng sản xuất, chức năng hậu cần, trong đó chức
năng quản lý là tập hợp các hoạt động có vai trò điều khiển doanh nghiệp,
được phân chia thành các loại: thông tin, quyết định, tạo khả năng, tạo động
lực” [26,92]. Như vậy, tạo động lực là một trong những chức năng của nhà
lãnh đạo. Nhà lãnh đạo phải biết tạo được động lực làm việc cho nhân viên,
giúp cho họ phát huy năng lực, sở trường, niềm đam mê công việc để họ tiến
hành công việc một cách hiệu quả nhất.
Thuật ngữ “động lực” được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Động lực
lao động “là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ
lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”[10;134]. Động lực là
yếu tố tâm lý của con người nhưng lại thông qua sự tác động của các yếu tố
về tổ chức, môi trường, văn hóa,…hay nói cách khác động lực xuất phát từ
bản thân của mỗi cá nhân, nhưng lại bị chi phối bởi các yếu tố bên trong tổ
chức.
Cũng một cách tiếp cận, theo TS. Bùi Anh Tuấn thì “Động lực của
người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm
việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao”[20;89]. Động
lực lao động tạo ra sức mạnh giúp người lao động hết lòng cống hiến cho tổ
chức, phục vụ cho mục tiêu hoạt động của tổ chức.
Theo Harold Koontz: “Động lực là những yếu tố thúc đẩy con người
thực hiện công việc”[13;470]. Nhờ có động lực con người có thể thực hiện
công việc một cách dễ dàng và hiệu quả.
11
Hầu hết mọi người đều có động cơ làm việc một cách tự nhiên. Động
cơ này bắt nguồn từ một thực tế là mọi người đều mong muốn được khẳng
định bản thân, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với công
việc của mình, cũng như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung
túc. Để động cơ này biến thành động lực làm việc đấy là nhiệm vụ của nhà
quản lý.
“Động cơ hoạt động là sự thôi thúc con người hướng tới một hoạt động
cụ thể nào đó nhằm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu”. Nhu cầu của con
người là những gì cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Nhu
cầu là điều kiện cần để có động cơ hoạt động, được hình thành trên cơ sở
tương tác giữa chủ yếu của ba yếu tố: nhu cầu của con người, khả năng (triển
vọng) thỏa mãn nhu cầu cho con người trong phương án hoạt động và lợi thế
so sánh của khả năng con người.

Contact Me on Zalo