Báo cáo thực tập nhân sự xin giới thiệu và chia sẻ tới các bạn sinh viên bài báo cáo là Tại sao truyền thống gia đình lại ảnh hưởng đến lựa chọn nghề để các bạn làm tài liệu tham khảo cho mình.
Xem thêm:
- Ảnh hưởng truyền thống gia đình đến lựa chọn nghề của học sinh
- Các nguồn tuyển dụng nguồn nhân lực
- Vai trò và ý nghĩa của tuyển dụng nguồn nhân lực
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Gia đình là tế bào của xã hội. Truyền thống gia đình góp phần tạo nên truyền thống dân tộc. Truyền thống gia đình đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau, với nhiều mục tiêu khác nhau.
Nghiên cứu ở nước ngoài
Gia đình là gốc của một quốc gia, là cơ sở nền tảng tạo thành xã hội. Chính vì vậy từ cổ chí kim, gia đình và những vấn đề liên quan đến gia đình đƣợc nhiều người quan tâm nghiên cứu, bàn luận.

Khổng Tử (551- 479TCN) đặt gia đình vào trung tâm của mối quan hệ cơ cấu ba cực: cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Ngoài việc xác định rõ tầm quan trọng mang tính chức năng của gia đình đối với sự tồn tại, ổn định và phát triển của xã hội. Khổng Tử đã chỉ ra đƣợc một đặc trƣng khác của gia đình – đặc trƣng của sự chuyển tiếp. Thông qua tổ chức xã hội đầu tiên là gia đình, các cá nhân đã bƣớc vào xã hội và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Nhƣ vậy, theo Khổng Tử, gia đình là cái cầu nối giữa cá nhân và xã hội, gia đình là môi trƣờng xã hội đầu tiên và mãi mãi nuôi dƣỡng, che chở và chuẩn bị hành trang cần thiết để con ngƣời bƣớc vào cuộc sống xã hội. Ngƣời con có hiếu là ngƣời phải biết giữ gìn thể diện để có thể phụng sự cha mẹ mình hết lòng, thực hiện đƣợc chí hƣớng của cha ông, giữ gìn đƣợc vị trí
của gia đình, yêu kính những ngƣời mà cha ông yêu kính.
Mạnh Tử (327-289 TCN) – học trò của Khổng Tử – xem gia đình là hạt nhân, là tế bào cấu thành một quốc gia. Mạnh Tử quan niệm rằng: “Thiên hạ quốc gia, thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân” [20]. Nghĩa là thiên hạ là quốc gia, gốc của thiên hạ chính là quốc gia, gốc của quốc gia chính là gia đình, gốc của gia đình chính là bản thân mỗi cá nhân. Cũng nhƣ Khổng Tử, Mạnh Tử coi gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.
Trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội thì gia đình là nền tảng tạo nên xã hội, là môi trƣờng quan trọng để giáo dục con ngƣời.
Khi nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách của trẻ em trong gia đình, Raymond Beach cho rằng: Gia đình là nguồn gốc, là cái gút của mỗi sinh tồn cá nhân, cũng là chỗ rất tốt cho con ngƣời nảy nở đều đều. Chính gia đình là chỗ bắt nguồn của tất cả các tổ chức học đƣờng, từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Theo ông, văn hóa gia đình nói chung, truyền thống gia đình nói riêng ảnh hƣởng đến toàn bộ đời sống tâm lý tinh thần của trẻ em, từ giọng nói, ánh mắt, hành vi, cử chỉ đến việc sắp xếp đồ dùng trong gia đình… Mỗi gia đình, theo ông có những nếp sống nhất định, tạo nên bức tranh truyền thống của gia đình mình “Tất cả những cái đó góp sức vào sự huấn luyện trẻ con trong sự thi hành phận sự và làm cho ý chí đầu tiên của nó đứng trong khuôn phép [2].
Nghiên cứu ở Việt Nam
Cũng nhƣ trên thế giới, ở Việt Nam vấn đề truyền thống gia đình cũng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau.
Tác giả Phan Bội Châu với tƣ tƣởng văn hóa phƣơng Đông, khi bàn về gia đình và truyền thống gia đình đã phân tích và giải nghĩa khá rõ ràng câu: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nổi tiếng trong Nho giáo là: “Tề, trị chỉ là một nhẽ, gia, quốc chung nhau một gốc. Nhà tức là cái nƣớc nhỏ, nƣớc tức là cái nhà to. Theo ông, nƣớc có luật pháp, phép tắc thì nhà cũng có gia phong. Và gia phong về đạo lý cũng ràng buộc con ngƣời chặt chẽ chẳng khác gì phép nƣớc” [3].
Tác giả Ngô Công Hoàn cũng đề cập đến vấn đề truyền thống gia đình và ảnh hƣởng của nó đến đời sống tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình. Tác giả tập trung phân tích các đặc trƣng và nội dung của truyền thống gia đình. Theo tác giả, truyền thống gia đình có bốn đặc trƣng cơ bản:
1. Tính ổn định trong việc tổ chức đời sống trong gia đình
2. Sự bền vững của các kiểu hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình.
3. Những quan điểm lớn về thế giới quan, nhân sinh quan của các thành viên về cơ bản là thống nhất.
4. Sự ổn định, bền vững về nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi ứng xử.
Về nội dung của truyền thống gia đình, theo tác giả có một hoặc vài truyền thống sau đây trong một gia đình: Truyền thống nghề nghiệp, truyền thống văn hóa, truyền thống giáo dục con cái và các thành viên trong gia đình, truyền thống sắp xếp tổ chức đời sống gia đình….Nhƣ vậy, tác giả đã chỉ ra phƣơng pháp luận về cách tiếp cận truyền thống gia đình. Tức là cần nghiên cứu truyền thống gia đình thông qua nội dung và đặc trƣng của nó [10].
Tác giả Lê Minh đã phân tích nội dung các mặt truyền thống gia đình: Gia học, ngoài chức năng “dạy chữ” còn giúp cho thế hệ trẻ học nghề “cha truyền, con nối”, gia giáo là hình thức giáo dục của gia đình. Nội dung cơ bản của gia giáo là giáo dục đạo đức, gia lễ là lễ giáo trong gia đình, phản ánh cách cƣ xử, cách nói năng, cử chỉ, điệu bộ, ăn mặc của mỗi thành viên trong gia đình, gia pháp là phép tắc của gia đình, một mặt nó quy định những việc cần làm, phòng ngừa, uốn nắn, trừng phạt những việc làm sai trái, gia phong là nề nếp, lề thói của mọi ngƣời trong gia đình theo một gƣơng, một nếp nào đó. Tất cả nội dung này ảnh hƣởng đến sự hình thành tâm lý, nhân cách, lối sống…của mỗi thành viên [16].
Có thể nói, truyền thống gia đình và ảnh hƣởng của nó đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách thế hệ trẻ đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Song những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào vị trí, chức năng xã hội của gia đình và truyền thống gia đình đối với việc hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách thế hệ trẻ. Vấn đề nội dung, mức độ cũng nhƣ các hình thức, con đƣờng ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung và định hƣớng nghề của học sinh nói riêng chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Xuất phát từ lý do đó chúng tôi đi sâu nghiên cứu: “Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên” .
Ngoài ra các bạn tham khảo bài viết: Ảnh hưởng truyền thống gia đình đến lựa chọn nghề của học sinh
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn hoàn thành được các bài báo cáo thực tập nhân sự được tốt nhất!